Ngày 28/4, trong cuộc họp về các vấn đề xã hội của Quốc hội tại TP.HCM, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã đưa ra thảo luận các quy định trong dự luật Phòng chống tác hại của rượu bia.
Dự kiến dự luật sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp năm 2018 để có thể thông qua vào năm 2019.
Dự thảo đề xuất cấm bán cũng như cấm uống rượu bia ở người dưới 18 tuổi, phụ nữ đang mang thai, người đã có biểu hiện say. Cấm cán bộ, công viên chức và người lao động sử dụng rượu bia trong thời gian làm việc, nghỉ giữa giờ giữa các ca trong ngày làm việc.
Nhiều nội dung về quảng cáo rượu bia cũng được đưa vào dự luật như: Cấm quảng cáo, giới thiệu rượu bia từ 15 độ trở lên. Quảng cáo rượu bia dưới 15 độ trên báo hình, báo nói chỉ được thực hiện từ sau 22h đến 6h hôm sau.
Đặc biệt, Bộ Y tế đề xuất không bán rượu bia tại quán karaoke và nghiêm cấm bán rượu bia bằng máy bán tự động.
Doanh nghiệp rượu bia không được tài trợ các sự kiện văn hóa, nghệ thuật, y tế, giáo dục, thể thao, vui chơi giải trí.
Theo Bộ Y tế, hiện ước tính có khoảng 230-280 triệu lít rượu sản xuất thủ công chưa quản lý được. Việt Nam thuộc 12 quốc gia trên thế giới cho phép người dân tự nấu rượu, trong đó rượu thủ công chiếm gần 80% lượng rượu tiêu dùng.
Trong báo cáo mới công bố của Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), thị trường bia Việt Nam cuối năm 2016 đã lọt vào Top 10 các thị trường lớn nhất thế giới xét về dung lượng bia tiêu thụ và dự kiến sẽ vượt mốc tiêu thụ 4 tỷ lít trong năm 2017
Vì vậy, dự thảo đề ra các biện pháp kiểm soát rượu thủ công, cấp phép sản xuất rượu.
>>> Đọc thêm: Hóa ra Việt Nam vẫn chưa lọt top 20 nước uống bia rượu nhiều nhất
Video: Rượu bia, kẻ tàn phá cơ thể khủng khiếp
Thy Huệ
Dự thảo đề xuất cấm bán cũng như cấm uống rượu bia ở người dưới 18 tuổi, phụ nữ đang mang thai, người đã có biểu hiện say. Cấm cán bộ, công viên chức và người lao động sử dụng rượu bia trong thời gian làm việc, nghỉ giữa giờ giữa các ca trong ngày làm việc.
Trả lờiXóacách tán gái
hạnh phúc gia đình