Theo nghiên cứu, nhãn chứa nhiều protein, chất béo và đường tự nhiên tốt cho sức khỏe của bé. Ngoài ra, nhãn rất giàu các vitamin và chất khoáng như vitamin A, C, kali, phospho, sắt…
Trong nhãn chứa hợp chất có khả năng ức chế quá trình oxy hóa và nâng cao hoạt tính chống oxy hóa trong cơ thể. Do đó, thường xuyên ăn nhãn có thể làm chậm quá trình lão hóa ở con người.
Ngoài ra, nhãn còn có táţ dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, ức chế các tế bào gây sưng tấy, giảm mỡ máu, tăng lưu lượng máu ở động mạch vành…
Dù biết nhãn tốt cho sức khỏe, nhưng không ít bà mẹ trẻ vẫn lăn tăn liệu có nên cho con mình ăn nhãn hay không? Để hiểu rõ hơn PV báo Người đưa tin đã có cuộc trao đổi với Thạc sỹ, Bác sĩ Trần Văn Hà (PK Đa Khoa Thảo Ngọc), bác sĩ Hà cho hay, các bé hoàn toàn có thể ăn được nhãn, nhưng bố mẹ nên đợi đến khi bé biết nhai, nuốt tốt thì mới nên tập cho bé ăn nhãn.
Cũng theo bác sĩ Hà, bé từ 1 tuổi trở ra có thể nhai được cùi nhãn nhưng mẹ cần chia nhỏ cùi nhãn và giám sát để bé nhai, nuốt được nhãn. Nhiều bé chỉ hít nước mà bỏ bã khi nhai nhãn thì cũng không sao.
Quả nhãn rất trơn, để bé tự ăn dễ trôi xuống gây ngạt thở cho bé. |
Bác sĩ Hà cũng lưu ý, với những trẻ còn nhỏ bố mẹ không nên để trẻ tự ăn mà phải bóc nhỏ, bỏ hạt lấy từng miếng nhỏ để trẻ ăn, hoặc lấy nước cho trẻ uống. Bởi quả nhãn rất trơn, để bé tự ăn dễ trôi xuống gây ngạt thở cho bé.
Với những bé bị béo phì nên hạn chế ăn nhãn vì nhãn là loại quả có hàm lượng đường cao nên không thích hợp cho những bé béo phì.
Mới đây một bé trai ở Thái Nguyên chẳng may tử vong khi mắc hạt nhãn, nhận thấy việc xử trí khi con bị hóc dị vật là vô cùng cần thiết.
Nói về vấn đề trên bác sĩ Hà cũng cho hay, việc sơ cứu trẻ hóc dị vật vô cùng quan trọng, nếu xử lý đúng cách và kịp thời sẽ cứu được bé trong gang tấc. Nhưng nếu không biết cách thì chỉ sau 5-6 phút, bé có thể sẽ bị ngừng thở, suy hô hấp dẫn tới tử vong do dị vật chèn đường thở.
Do đó, khi thấy trẻ có dấu hiệu bị hóc, sặc dị vật cha mẹ hoặc người giữ trẻ cần bình tĩnh và xử lý thật nhanh theo những thao tác như sau:
Biện pháp ép ngực: Lật trẻ nằm ngửa dọc theo cẳng tay trong tư thế cổ ngửa, đầu thấp, dùng 2 ngón trỏ và giữa của bàn tay kia ấn vào điểm giao nhau giữa xương ức và đường nối hai núm vú 5 lần (lực ấn vừa phải). Nên làm luân phiên 2 biện pháp vỗ lưng và ép ngực cho đến khi dị vật đường thở được tống ra ngoài.
Ép ngực là phương pháp khá đơn giản mà ai cũng có thể xứ trí được, chỉ cần khéo léo một chút (Ảnh: Internet). |
Biện pháp vỗ lưng: Người sơ cứu ngồi hoặc đứng, chân đưa ra phía trước. Đặt trẻ nằm sấp dọc theo mặt trước cẳng tay của người sơ cứu trong tư thế cổ ngửa, đầu thấp rồi vỗ 5 lần (lực vừa phải) vào lưng của trẻ ở vị trí giữa hai xương bả vai. Nếu dị vật chưa thoát ra thì lập tức dùng biện pháp ép ngực.
Nếu dị vật không bắn ra cần lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất. Đặc biệt lưu ý cha mẹ tuyệt đối không được dùng tay móc dị vật. Hành động này có thể sẽ khiến dị vật đi vào sâu hơn, khiến trẻ trở nên nguy kịch hơn.
Hồng Anh
0 nhận xét:
Đăng nhận xét