Báo cáo được công bố bởi Nhóm Công tác Môi trường (EWG) tại Mỹ. Theo đó, 70% trong số 48 loại sản phẩm gieo trồng với 36.000 mẫu khảo sát đã bị ô nhiễm với dư lượng thuốc trừ sâu, giảm 6,6% so với năm 2016.
Các sản phẩm sau khi kiểm tra có kết quả dương tính với thuốc trừ sâu và có nồng độ cao hơn các sản phẩm khác được đưa vào danh sách "Dirty zone" (tạm dịch: những thực phẩm bẩn).
Những thực phẩm có dư lượng thuốc trừ sâu cao nhất là dâu tây, rau bina, quả xuân đào, táo, đào, cần tây, nho, lê, anh đào, cà chua, ớt chuông và khoai tây.
Dâu tây vẫn đứng đầu danh sách với ít nhất 20 loại thuốc trừ sâu, trong khi đó rau bina chiếm vị trí thứ 2 với dư lượng thuốc trừ sâu nhiều gấp 2 lần các loại cây trồng khác. Ngô ngọt và bơ được xếp loại có nồng độ thuốc trừ sâu thấp nhất.
Theo EWG, trung bình một người Mỹ ăn gần 4kg dâu tây tươi mỗi năm. Ngay cả khi chúng được rửa sạch trên đồng ruộng và rửa sạch trước khi ăn, chúng vẫn có thể bị ô nhiễm.
Dâu tây đứng đầu trong danh sách 12 thực phẩm chứa nhiều dư lượng thuốc trừ sâu nhất. |
Thuốc trừ sâu được sử dụng rộng rãi trong sản xuất thực phẩm để kiểm soát sâu bệnh như côn trùng, loài gặm nhấm, cỏ dại, vi khuẩn và nấm mốc. Ngoài việc sử dụng trong nông nghiệp, thuốc trừ sâu còn được dùng để bảo vệ sức khoẻ cộng đồng bằng cách kiểm soát các sinh vật mang bệnh nhiệt đới như muỗi.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thuốc trừ sâu có khả năng gây độc cho con người. Chúng có thể có những tác động tiêu cực lên hệ sinh sản, hệ thống miễn dịch hoặc thần kinh, gây ung thư và dẫn đến các vấn đề khác.
Báo cáo cho thấy, dư lượng thuốc trừ sâu có thể tồn tại trên trái cây và rau quả ngay cả khi chúng được rửa sạch, và trong một số trường hợp dù đã được bóc vỏ.
Vào năm 2016, rau bina xếp hạng thứ 8 trong danh sách này. Tuy nhiên, số liệu mới nhất từ USDA cho thấy có sự gia tăng mạnh dư lượng thuốc trừ sâu đối với rau bina không có nguồn gốc hữu cơ.
Thuốc trừ sâu dùng cho rau bina gồm ba chất diệt nấm và một loại khác tên là permethrin, có khả năng khiến hệ thống thần kinh của động vật và côn trùng bị ảnh hưởng.
Những thực phẩm có ít thuốc trừ sâu hơn đã được đặt vào danh sách "Clean Fifteen" (tạm dịch: 15 thực phẩm sạch).
Danh sách này bao gồm, theo thứ tự, ngô ngọt, bơ, dứa, cải bắp, hành tây, đậu Hà Lan đông lạnh, đu đủ, măng tây, xoài, cà tím, dưa mật, kiwi, dưa đỏ, súp lơ và bưởi.
Các chuyên gia dinh dưỡng đã bày tỏ sự ủng hộ với danh sách trên và thậm chí sử dụng danh mục này để đưa ra khuyến nghị cho bệnh nhân.
Cựu Tổng thống George Bush từng cảnh báo rằng một số loại thuốc trừ sâu không vượt quá ngưỡng mà EPA quy định vẫn có thể gây hại. Nguyên nhân là do mức độ phơi nhiễm dù thấp nhưng duy trì trong thời gian dài cũng có thể gây ra tác động cực tiêu cực.
Nhóm Công tác Môi trường khuyến cáo người dân nên mua các sản phẩm hữu cơ bất cứ khi nào có thể để giảm bớt việc tiếp xúc với thuốc trừ sâu.
Sonya Lunder, một nhà phân tích cấp cao của EWG cho biết: "Nếu bạn không muốn thức ăn của gia đình bị ô nhiễm bởi thuốc trừ sâu, nhà môi giới EWG sẽ hướng dẫn bạn cách lựa chọn thông minh”.
"Trái cây và rau quả rất quan trọng với sức khỏe con người dù chúng được trồng như thế nào. Mặc dù vậy, đối với các mặt hàng có hàm lượng thuốc trừ sâu cao nhất, chúng tôi khuyên người mua sắm nên mua thực phẩm hữu cơ”, ông Lunder cho biết thêm.
Mai Anh (theo CNN)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét